Chia sẻ kế hoạch mở quán trà sữa bài bản từ a-z
Cũng như tất cả các hình lĩnh vực kinh doanh khác, mở quán trà sữa sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ, từ tài chính cho đến chuyên môn và chiến lược. Tuy nhiên, với những người mới khởi nghiệp lần đầu thường sẽ gặp khó khăn trong mọi việc. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ kế hoạch mở quán trà sữa bài bản từ a-z giúp bạn yên tâm hơn.
Dưới đây là kế hoạch mở quán trà sữa bạn nên biết:
Bước 1: Xác định nguồn vốn mở quán trà sữa
Trước tiên, bạn cần dựa vào nguồn vốn sở hữu để lựa chọn mô hình kinh doanh trà sữa phù hợp. Nếu bạn chỉ huy động được số tiền trong khoảng 10 – 20 triệu đồng thì hình thức bán hàng online hoặc take away sẽ thích hợp nhất.
Đối với những quán trà sữa quy mô lớn, có địa điểm nhất định thì chi phí đầu tư phải nằm trong khoảng 500 – 600 triệu đồng. Riêng với quán trà sữa chuyển nhượng quyền thương hiệu thì số vốn đầu tư có thể lên tới hàng tỷ đồng.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng trước khi mở quán trà sữa
Bạn cần dành thời gian để nghiên cứu thị trường bằng việc tìm hiểu tình hình kinh doanh của các quán đối thủ trên địa bàn. Nhờ vậy, bạn có thể đưa ra đánh giá khách quan nhất và biết được mặt lợi, mặt hạn chế của họ để có giải pháp khắc phục hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra định hướng, chiến lược kinh doanh chính xác. Đồng thời, xác định đúng nhu cầu và sở thích của khách hàng.
Bước 3: Tìm hiểu công thức pha chế và chuẩn bị menu để kinh doanh quán trà sữa
Để góp phần cho menu thêm đa dạng và tạo hương vị hoàn chỉnh nhất cho quán trà sữa bạn nên tham gia một khóa học pha chế từ cơ bản đến nâng cao. Tất cả kiến thức học được sẽ là tiền đề vững chắc cho công việc kinh doanh sau này. Đặc biệt có thể mở rộng thêm nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu mới phục vụ cho việc mở quán.
Thông thường, một menu hoàn chỉnh cho quán trà sữa có khoảng 30 món và được chia thành các nhóm đồ uống cụ thể. Trong đó, sự đa dạng về topping sẽ mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng hơn cả.
Bước 4: Lựa chọn địa điểm và lên ý tưởng trang trí quán trà sữa
Việc lựa chọn địa điểm và trang trí quán trà sữa sẽ phù thuộc vào nguồn vốn cũng như đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn hướng đến. Theo đó, bạn có thể mở quán gần khu trường học, khu dân xư, khu vui chơi – giải trí, văn phòng công ty…nơi tạo điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận khách hàng.
Về trang trí, nếu đối tượng khách hàng bạn hướng đến là học sinh, sinh viên thì nên thiết kế theo phong cách trẻ trung năng động, phong cách lãng mạn với không gian dành cho cặp đôi. Hoặc tạo không gian xanh thư giãn cho dân công sở…
Bước 5: Nhập máy móc và thiết bị pha chế cho quán trà sữa
Có thể nói, đây là một trong những khoản đầu tư lớn nhất trong kinh doanh trà sữa. Tuy nhiên, nó mang lại sự chuyên nghiệp, đẩy nhanh tốc độ phục vụ và góp phần làm cho mỗi ly đồ uống thơm ngon hơn. Một số loại máy cho quán trà sữa bạn cần sắm bao gồm: máy dập nắp tự động Fest, máy định lượng đường Fest, máy đảo trà Blender 816, bình giữ nhiệt ủ trà, máy làm trân châu bán tự động, máy khuấy trà Milkshake…
Bước 6: Chuẩn bị nhân sự cho quán trà sữa
Việc pha chế trà sữa thường không quá khó khăn nên bạn hoàn toàn có thể tuyển nhân viên chưa có kinh nghiệm để đào tạo. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn các phần mềm hỗ trợ quản lý quán trà sữa để theo dõi việc thu – chi, lợi nhuận và doanh số của cửa hàng. Như vậy, ngay cả khi không có mặt tại quán bạn vân có thể quản lý cửa hàng của mình một cách hiệu quả.
- Chia sẻ kinh nghiệm mở quán cà phê cần có những gì?
- Những loại máy thu ngân không thể thiếu dành cho quán cà phê, trà sữa
- Mở quán giải khát nên chọn máy ép hoa quả loại nào?
- Chia sẻ kinh nghiệm mở quán cà phê sân vườn
- Kinh nghiệm mở quán cà phê nhất định bạn phải biết
- Nên chọn máy bào đá nào cho quán cà phê - trà sữa
- Máy đánh kem cheese, kem mặn, machiato cho quán trà sữa nào tốt?
- Hướng dẫn cách chọn máy xay sinh tố cho quán cà phê
- Máy xay sinh tố công nghiệp loại nào tốt?
- Kinh nghiệm mua máy pha cà phê chuyên nghiệp chất lượng giá rẻ nhất